Giả sử, bạn bán giày bóng rổ màu đỏ và bạn muốn trang sản phẩm cạnh tranh ở vị trí trang đầu cho cụm từ “ giày bóng rỏ màu đỏ”. Trong trường hợp này trang sản phẩm của bạn nên được xem là top level page của silo.
Một khi bạn đã có top level page của silo, bạn cần các suporting page content – trang hỗ trợ đóng vai trò củng cố cho top level page này. Bao nhiêu content cần thiết cho một cụm từ khóa cụ thể, dĩ nhiên là phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trong kết quả tìm kiếm.
Giả sử tôi nhìn thấy có 7 pages bên trong web đối thủ nói trực tiếp về “giày bóng rổ màu đỏ”. Và như vậy mục tiêu của tôi cần đạt được số lượng supporting pages để củng cố cho chủ đề ( hay cụm từ khóa) được nhắm cho top level page trở nên rõ ràng hơn.
Nếu tôi biết đối thủ cạnh tranh có ít nhất 7 pages surpoting content xung quanh một chủ đề cụ thể, thì tôi biết phải làm tối thiểu những gì để có thể cạnh tranh một suất trong trang kết quả tìm kiếm.
Có nhiều yếu tố khác mà Google có thể sử dụng để quyết định trang nào xếp hạng đầu. Nhưng đã thành qui tắc, nếu đối thủ cạnh tranh xây dựng một silo cho một cụm từ khóa cạnh tranh và có 7 pages suporting contetn thì tôi phải làm điều tương tự nếu muốn có một suất cạnh tranh là điều đương nhiên.
Bên trong mỗi supporting page, tôi sẽ trỏ một link về top level landing page. Tôi sẽ cross-link tất cả những trang supporting, đem chúng tạo thành một hệ thống điều hướng nội bộ mini bên trong website của tôi.
Cuối cùng, bạn sẽ cần trỏ một link từ top level page tới tất các supporting page bên trong silo. Nhưng chỉ áp dụng điều này ở tầng đầu tiên của suporting pages mà thôi.
Cách dễ nhất để nghĩ về siloing là hình dung một dòng sông chảy xuyên suốt website. Mỗi con sông đại diện cho chủ đề của chính nó hoặc cụm từ khóa liên quan. Và bạn sẽ sử dụng liên kết để giữ chủ đề được nhắm mục tiêu chuyển vào trong một nhóm các page cụ thể để củng cố cho top level page.
Lưu ý khi sử dụng SILO
Một điều quan trọng là bạn không được cross link giữa các silo. Mục đích của việc thực hiện silo là chuyển những chủ đề uy tín vào bên trong website bạn. Nếu bạn cross link silo, bạn sẽ bắt đầu làm loãng đi chủ đề được nhắm mục tiêu.
Một lần nữa, việc cross link silo tương tự như con đập chắn ngang dòng sông đang chảy. Và những gì tạo nên dòng sông mạnh mẽ trước đây giờ chảy theo kiểu ngẫu nhiên vô tổ chức xuyên suốt website bạn.
Một cách để kiểm soát vấn đề của cross linking silo là sử dụng “nofollow” tag. Thêm “ nofollow” tag sẽ đảm bảo Google không truyền PageRank, link juice từ một silo tới silo kế tiếp và giữ cho uy tín bên trong silo được bảo toàn cho cụm từ khóa hoặc chủ đề mà silo nhắm mục tiêu.
Một trọng điểm khác bạn cần chú ý: đó là không liên kết xuống dưới tầng 1 của supporting pages. Trong trường hợp bạn phải liên kết tới silo thứ 2 ở tầng 2, 3, 4 từ top level page , bạn cần thực thi thẻ nofollow trên những link đó.
Tôi hi vọng rằng việc giải thích về kĩ thuật silo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm silo trong SEO và tầm quan trọng của cấu trúc liên kết nội bộ bên trong website bạn. SEO không chỉ là mỗi cấu trúc liên kết nội bộ mà còn kết hợp nhiều yếu tố khác. Nhưng việc có một cấu trúc tốt rõ ràng cho cả Search Engine và người dùng là điều bạn bắt buộc phải làm nếu muốn có thứ hạng cao trong Google.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc góp ý vui lòng comment cùng trao đổi. Xin cảm ơn.
>>> Tin liên quan :
Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng trên webtretho cho doanh nghiệp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét